FCR (Feed Conversion Ratio hoặc Feed Conversion Rate) là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn trong chăn nuôi, trong nuôi tôm là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho tôm ăn và tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích hay dễ hiểu hơn là số kg thức ăn tốn để thu lại được 1kg tôm thịt. FCR phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: Loài nuôi và chất lượng giống, chất lượng thức ăn và cách cho ăn, chất lượng nước nuôi. FCR là gì và phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm như thế nào để mang lại hiệu quả? Vĩnh Tâm sẽ cùng Quý bà con tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau đây!
Mục lục
1. FCR là gì?
FCR là viết tắt của Feed Convertion Ration (hoặc Feed Convertion Rate) là tỉ lệ chuyển đổi thức ăn của tôm nuôi, cách tính dựa trên tỉ lệ giữa tổng lượng thức ăn : tổng trọng lượng thủy sản thu hoạch trên một đơn vị diện tích.
Các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến FCR, gồm: loài nuôi và chất lượng con giống, thức ăn, chất lượng môi trường nuôi.
1.1. Chất lượng con tôm giống
Theo các nghiên cứu, mỗi loài nuôi khác nhau sẽ có tỉ lệ FCR khác nhau. Ví dụ như FCR của tôm sú là 1.6 trong khi ở tôm thẻ chỉ từ 1.1 – 1.3. Bên cạnh đó, chất lượng con giống khi thả nuôi cũng là một yếu tố khiến tỉ lệ chuyển đổi thức ăn của thủy sản thay đổi theo. Các nghiên cứu cho thấy, tôm giống kém chất lượng (mang mầm bệnh, gen di truyền chậm lớn, hoặc do tôm bố mẹ để nhiều lần,…) khi thả nuôi sẽ chậm tăng trưởng, từ đó kéo theo trọng lượng tôm khi thu hoạch trên một đơn vị diện tích sẽ giảm xuống.
1.2. Thức ăn tôm
1.3. Môi trường ao nuôi tôm
2. Phương pháp cải thiện tỉ lệ chuyển hóa thức ăn FCR trong nuôi tôm
2.1. Chọn tôm giống chất lượng

Tôm giống ảnh hưởng đến FCR
2.2. Cải tạo ao
- Trong ao đất: Cải tạo ao trong ao đất thường là những công tác dọn vệ sinh đáy ao, phơi đáy ao, vệ sinh diệt khuẩn các dụng cụ sử dụng trong ao nuôi, phát quang bụi rậm diệt địch hại xung quanh nếu có. Kiểm tra xem có cua hay ốc, chem chép lúc vệ sinh đáy ao hay không nếu có nên loại bỏ.
- Đối với ao bạt, ao nổi: Vấn đề địch hại hay cua, cá có trong ao rất ít. Nên công tác cải tạo ao thường là chà rửa bạt thật sạch, diệt khuẩn các dụng cụ, phơi bạt và các dụng cụ, vá bạt thủng, vệ sinh si phong,…
.jpg)
Cải tạo ao nuôi sau và trước vụ nuôi tôm
2.3. Quản lý chất lượng nước
Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm,…làm giảm khả năng tiêu thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn từ đó làm tăng FCR lên. Cụ thể:
- Nếu ao quá bẩn, tôm có thể bị đóng rong, chậm lớn,…ăn hoài không lớn làm tăng hệ số FCR.
- Ao bẩn, vi khuẩn phát triển ảnh hưởng hệ tiêu hóa của tôm dẫn đến tôm bệnh, ăn kém, bỏ ăn,…chết hàng loạt
- Oxy hòa tan trong ao thấp ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, tôm hô hấp kém, cung cấp oxy không đủ cho quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn để tiêu hóa kém làm FCR tăng.
- Đối với ao bạt: nuôi nhiều giai đoạn thường có ao lắng trữ nước nên vấn đề nước ít cần lo lắng. Trong quá trình nuôi cũng nên bổ sung vi sinh để cải tạo nguồn nước vì cũng hạn chế thay nước liên tục. Si phong định kỳ và dùng vi sinh để cải tạo đáy ao.
- Đối với ao đất: với ao đất thường nuôi 1 giai đoạn và rất ít thay nước nên bà con cần chú ý si phong và sử dụng vi sinh định kỳ để bảo đảm tình trạng nước luôn tốt cho tôm phát triển . Ngoài ra nền đáy ao đất thường có bùn sình cùng với các chất cặn bẩn lắng tụ làm phát sinh khí độc, nên bà con cần chú ý si phong và dùng vi sinh cải tạo đáy ao.
Bên cạnh đó, trong suốt vụ nuôi bà con cần quản lý tốt chất lượng ao nuôi thông qua các chỉ số trong nước như: pH, oxy hòa tan, kiềm, chất khoáng,… Trong đó, oxy hòa tan là yếu tố rất quan trọng. Nếu quản lý nước ao nuôi tốt, bà con sẽ giảm được lượng thức ăn thừa và tỉ lệ FCR thấp, từ đó có thể tiết kiệm được đến 10-30% lượng thức ăn và cải thiện chất lượng nước.
2.4. Quản lý thức ăn hợp lý
Thức ăn là nguyên liệu đầu vào đắt nhất trong sản xuất tôm, nên việc quản lý thức ăn và phương pháp cho ăn hiệu quả góp phần đem lại sản lượng và lợi nhuận cao nhất.
Quan sát tôm ăn bằng nhá bằng cách cho 1 ít thức ăn lên nhá rồi thả xuống để xem tôm ăn rồi tùy chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với số lượng tôm trong ao nuôi của mình. Ngoài ra, quan sát xem đường ruột tôm tốt hay không, màu sắc vỏ để biết tình trạng tôm mà bổ sung vitamin hay khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe tôm để chuyển hóa thức ăn giúp giảm FCR.
- Quan sát chất thải xi phông ra xem có thức ăn dư thừa hay không để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra có thể quan sát đường ruột tôm xem thức ăn có đầy không để điều chỉnh thức ăn
- Qua thực tiễn chia sẻ của nhiều bà con nuôi tôm, để lượng thức ăn được sử dụng hiệu quả bà con nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần ăn trong ngày (6-7 lần/ngày) hoặc các hộ có đủ điều kiện nên lắp đặt hệ thống máy cho ăn. Mặc dù sử dụng máy cho ăn thì người nuôi cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn theo điều kiện cho ăn của tôm nhưng sẽ đỡ tốn nhân công hơn so với cho ăn bằng sức người.
Trong ao đất: Khoảng 15 ngày sau khi thả giống, bà con nên dùng sàn để theo dõi xem lượng thức ăn cho tôm ăn có đủ không. Biện pháp này rất quan trọng trong nuôi tôm ao đất, vì chất lượng nước có thể thay đổi đột ngột, bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và đầu vào thức ăn chăn nuôi. Thông qua giám sát tỉ mỉ các nhá thức ăn, bà con nuôi có thể phát hiện sự thay đổi của tôm và điều chỉnh lượng thức ăn, do đó làm giảm FCR.
Sau khi tôm lớn thì có thể kiểm tra tôm ăn bằng nhá. Nên thiết kế thêm một tấm rào cản nước có kích thước 90 × 120 cm, đặt ở vị trí ngược dòng cách sàn ăn 15 – 30 cm để đảm bảo rằng không có thức ăn bị cuốn trôi do ảnh hưởng của thiết bị sục khí.
Trong ao bạt, ao nổi: Thường những ao này nuôi mật độ cao hay còn gọi là nuôi công nghệ cao. Thường những mô hình này có trang bị hệ thống cho ăn tự động để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm. Nhưng để biết được tôm ăn nhiều hay ít thì ban đầu bà con cũng nên cho ăn thủ công và kiểm tra bằng sàn, nhá,…để định lượng lượng thức ăn cho tôm rồi sẽ cài đặt máy để cho ăn.
2.4.1. Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua việc kiểm tra nhá:
- Nếu thức ăn trong nhá được tôm ăn hết và môi trường ao nuôi tốt, có thể tăng lượng thức ăn của ngày tiếp theo thêm 5%.
- Ngược lại, nếu thức ăn trong nhá còn thừa 5 – 10% thì cắt giảm ngay khoảng 5% lượng thức ăn ở cữ tiếp theo
- Nếu thức ăn trong nhá còn thừa 10 – 20% thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp.
- Nếu lượng thức ăn trong nhá còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10% hoặc có thể kiểm tra xét nghiệm tình trạng tôm xem có vấn đề gì không.
2.4.2. Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua yếu tố thời tiết:
Thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm, hôm thời tiết mưa gió hay lạnh quá thì tôm bắt mồi yếu. Người nuôi tôm chịu khó quan sát và điều chỉnh lượng thức cho phù hợp.
- Nhiệt độ thấp dưới 20oC giảm 30-50% lượng thức ăn
- Nhiệt độ cao lớn hơn 32oC giảm 10-15% lượng thức ăn
- Mưa hoặc dự đoán trời sẽ mưa giảm 30-50% lượng thức ăn.
2.4.3. Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua yếu tố sức khỏe của tôm:
Tôm bệnh hay yếu cũng làm giảm khả năng bắt mồi, bà con nên quan sát tình hình bổ sung thuốc hay chạy quạt khí để tôm hồi phục sức khỏe. Những ngày tôm bệnh bà con hạn chế cho ăn hoặc cho ăn ít để tránh tiêu tốn thức ăn làm tăng hệ số FCR.
Tôm bị bệnh gan tụy hoặc phân trắng ngưng cho ăn hoàn toàn hoặc cho ăn 20-30% trong quá trình điều trị cho đến khi tôm khỏe.

2.5. Duy trì hệ vi sinh đường ruột cho tôm trong quá trình nuôi
Đường ruột tôm là cơ quan quan trọng nhất cho việc tiêu hóa , hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn. Do đó, đường ruột tôm có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số thức ăn FCR. Nên người nuôi tôm cần theo dõi và quan sát đường ruột của tôm, ngoài ra cũng nên bổ sung định kỳ men tiêu hóa để giúp đường ruột tôm ổn định.
Trong quá trình nuôi tôm, việc bổ sung men vi sinh đường ruột như dòng B. Subtilis, chiết xuất nấm men có thể bảo vệ ruột tôm, giúp duy trì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của ruột giúp chuyển đổi thức ăn tốt nhất làm giảm hệ số FCR.
Có thể trộn men vi sinh vào thức ăn cho tôm, ngoài ra cũng nên bổ sung vitamin C để giúp tăng sức đề kháng trên tôm, loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giúp tôm bắt mồi mạnh và tiêu hóa chuyển đổi thức ăn cao làm giảm FCR tạo lợi nhuận cho người nuôi tôm.
Hệ vi sinh đường ruột cho tôm
Men tiêu hóa hay vitamin nên trộn vào trước 60-90 phút trước khi cho tôm ăn để các vitamin, men vi sinh được bám chặt vào viên thức ăn và tôm được hấp thu tối đa.
2.6. Bổ sung chế phẩm sinh học
Tôm chỉ tiêu thụ tốt thức ăn khi và chỉ khi đường ruột của tôm hoạt động tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy tôm tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn khi được bổ sung thêm các chế phẩm sinh học (CPSH) trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, việc sử dụng các CPSH còn giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với môi trường đồng thời kìm hãm dịch bệnh qua việc kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm: chất thải hữu cơ, khí độc, bùn đáy,…

Bùn đáy ao nuôi tôm
Mọi người có thể tìm hiểu tại đây: https://mtvinhtam.com/vi-sinh-xu-ly-nuoc-ao-nuoi/
Hy vọng qua bài viết này, bà con có thể biết được FCR là gì và làm thế nào để cải thiện tỉ lệ chuyển hóa thức ăn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NANO VIỆT
Địa chỉ: Số 240 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, TP. Thủ Đức,TP. HCM
Hotline: 0907 771 622 – 0932 884 877 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0987 632 531
Email: [email protected]
Fanpage: Nanovnn – Nano bạc nguyên liệu